• Tổng đài tư vấn
    0866205833

Ung thư tuyến nước bọt - Căn bệnh hiếm gặp nhưng nguy hiểm

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Hồng Hải

Ung thư tuyến nước bọt là căn bệnh hiếm gặp nhưng lại ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe. Vậy căn bệnh này là gì? Có dấu hiệu và nguyên nhân như nào? Cách điều trị ra sao? Cùng Fucoidan Care tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé.

Ung thư tuyến nước bọt là gì?

Căn bệnh ung thư tuyến nước bọt rất nguy hiểm

Căn bệnh ung thư tuyến nước bọt rất nguy hiểm

Ung thư tuyến nước bọt là tình trạng khối u ác tính phát sinh tại các khu vực thuộc vùng đầu cổ, như lưỡi, dưới hàm, mang tai, niêm mạc đường hô hấp,... Các tuyến nước bọt có chức năng sản xuất và tiết nước bọt, giúp tiêu hóa thức ăn thông qua quá trình nhai và nuốt, đồng thời làm sạch khoang miệng. Khi mắc ung thư tuyến nước bọt, các tế bào trong tuyến bị rối loạn, dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe.

Khối u ở tuyến mang tai là dạng phổ biến nhất của ung thư tuyến nước bọt. Việc điều trị bệnh này thường bao gồm các phương pháp như phẫu thuật, xạ trị và hóa trị.

Ung thư tuyến nước bọt có thể xảy ra ở mọi độ tuổi và tác động nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, việc hiểu rõ về căn bệnh này, nguyên nhân gây bệnh và các biện pháp phòng ngừa có thể giúp bảo vệ sức khỏe hiệu quả hơn.

Dấu hiệu ung thư tuyến nước bọt

Ung thư tuyến nước bọt là một căn bệnh nguy hiểm, có tỉ lệ sống sót thấp. Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh có thể bao gồm:

  • Xuất hiện khối sưng ở vùng miệng, má, hàm hoặc cổ.
  • Cảm giác đau ở miệng, má, hàm, tai hoặc cổ kéo dài mà không giảm.
  • Sự thay đổi về kích thước hoặc hình dạng của mặt hoặc cổ, đặc biệt là sự khác biệt giữa hai bên trước khi có khối u.
  • Cảm giác tê hoặc yếu cơ ở một bên khuôn mặt.
  • Khó mở miệng rộng hoặc gặp khó khăn khi nuốt.
  • Miệng thường xuyên cảm thấy khó chịu và đau đớn.
  • Đau khi ăn uống.
  • Có dịch bất thường tiết ra từ tai.
  • Đau dai dẳng ở vùng tuyến nước bọt.

Khi nhận thấy những triệu chứng này, người bệnh nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, ung thư tuyến nước bọt chỉ được phát hiện khi đã ở giai đoạn muộn.

Nguyên nhân gây ung thư tuyến nước bọt

Nguyên nhân gây ung thư tuyến nước bọt

Nguyên nhân gây ung thư tuyến nước bọt

Nguyên nhân chính xác gây ung thư tuyến nước bọt vẫn chưa được các chuyên gia y tế xác định rõ ràng. Tuy nhiên, qua nghiên cứu các trường hợp mắc bệnh, các nhà khoa học cho rằng ung thư tuyến nước bọt hình thành khi các tế bào trong tuyến nước bọt gặp phải đột biến ADN. Các tế bào này phân chia liên tục và tạo ra nhiều tế bào ác tính, trong khi các tế bào ADN gốc dần bị tiêu hủy. Quá trình này tiếp diễn, dẫn đến sự tích tụ của các tế bào đột biến và hình thành các khối u.

Phương pháp chẩn đoán ung thư tuyến nước bọt

Chẩn đoán ung thư là bước đầu tiên quan trọng khi bệnh nhân tới gặp bác sĩ. Để xác định ung thư tuyến nước bọt, ngoài việc khám lâm sàng và thu thập thông tin về tiền sử bệnh, bác sĩ có thể yêu cầu một số xét nghiệm như:

  • Sinh thiết: Lấy mẫu tế bào để xét nghiệm, nhằm xác định liệu có ung thư hay không.
  • Chụp X-Quang: Xét nghiệm X-Quang vùng hàm và răng để phát hiện các khối u.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Giúp đánh giá kích thước của khối u.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Cung cấp thông tin về vị trí, kích thước và phạm vi của khối u, cũng như sự hiện diện của hạch bạch huyết phì đại hoặc di căn.
  • Chụp PET-CT: Được sử dụng để phân biệt giữa khối u lành tính và ác tính.

Phương pháp điều trị ung thư tuyến nước bọt

Phương pháp điều trị ung thư tuyến nước bọt

Phương pháp điều trị ung thư tuyến nước bọt

Việc điều trị ung thư tuyến nước bọt phụ thuộc vào mức độ tiến triển của bệnh và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Các phương pháp điều trị thường được kết hợp để đạt hiệu quả cao trong việc tiêu diệt tế bào ung thư và khối u.

  • Phẫu thuật: Đây là phương pháp chính trong điều trị ung thư tuyến nước bọt. Phẫu thuật nhằm loại bỏ khối u cùng các mô khỏe mạnh xung quanh để đảm bảo không bỏ sót tế bào ung thư. Tùy vào mức độ phát triển và xâm lấn của khối u, việc cắt bỏ hoàn toàn có thể gặp khó khăn. Phẫu thuật thường được kết hợp với hóa trị hoặc xạ trị để tăng cường hiệu quả điều trị.
  • Hóa trị: Thường được chỉ định cho bệnh nhân ung thư tuyến nước bọt đã di căn, giúp tiêu diệt số lượng lớn tế bào ung thư và tế bào lành trong khu vực bệnh. Phương pháp này được sử dụng khi bệnh đã tiến triển nặng và có thể kết hợp với phẫu thuật hoặc xạ trị.
  • Xạ trị: Là phương pháp điều trị chính khi phẫu thuật không khả thi hoặc không được lựa chọn. Xạ trị sử dụng tia phóng xạ năng lượng cao để làm nhỏ khối u và tiêu diệt tế bào ung thư, đặc biệt khi ung thư đã di căn. Phương pháp này thường kết hợp với hóa trị và phẫu thuật để tăng hiệu quả điều trị.
  • Liệu pháp điều trị đích: Đây là phương pháp điều trị mới, đang được nghiên cứu để điều trị ung thư, bao gồm ung thư tuyến nước bọt. Liệu pháp này sử dụng thuốc để ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư, mặc dù ứng dụng thực tế vẫn còn hạn chế.
  • Điều trị miễn dịch: Phương pháp này đang hứa hẹn mang lại kết quả khả quan. Các loại thuốc miễn dịch như Pembrolizumab, Atezolizumab... đang được thử nghiệm và áp dụng trong điều trị ung thư tuyến nước bọt.

Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn IV, khối u đã lan rộng hoặc di căn xa, việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn và tốn kém. Trong giai đoạn này, điều trị chủ yếu nhằm giảm triệu chứng và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.

Sản phẩm Fucoidan Care hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả

Sản phẩm Fucoidan Care hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả

Ngoài ra, bệnh nhân ung thư tuyến nước bọt có thể bổ sung thêm sản phẩm Fucoidan Care giúp hỗ trợ điều trị bệnh, cải thiện sức khỏe hiệu quả. Sản phẩm này được làm từ đông trùng hạ thảo, Fucoidan cùng Beta-glucan có tác dụng:

  • Kích hoạt lại chu trình tự chết của các tế bào ung thư khiến cho chúng sinh ra và chết đi như những tế bào bình thường trong cơ thể. Như vậy khối ung thư sẽ không thể phát triển lớn hơn.
  • Bao vây, triệt tiêu các nguồn dinh dưỡng nuôi các khối u: Khi Fucoidan vào cơ thể, chúng sẽ tạo thành một màng bọc lấy tế bào ung thư, ngăn chặn sự hình thành của các mạch máu mới xung quanh tế bào này. Nhờ vậy mà nó có tác dụng tiêu diệt được nguồn năng lượng đi nuôi dưỡng các tế bào ung thư, giảm kích thước của các khối u và ngăn chặn sự lây lan của các tế bào ung thư sang các tế bào khỏe mạnh.
  • Tăng cường chức năng của hệ miễn dịch, giảm các tác dụng phụ của phương pháp hóa, xạ trị. Từ đó giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, phục hồi chức năng bạch cầu và hỗ trợ quá trình đại thực bào.

Với các cơ chế chống lại tế bào ung thư, Fucoidan Care có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư tại mọi giai đoạn. Ngoài ra những người khỏe mạnh cũng có thể sử dụng sản phẩm để phòng ngừa căn bệnh ung thư hiệu quả.

Khách hàng vui lòng liên hệ hotline: 0866.205.833 để được tư vấn chi tiết.

 

Bài viết liên quan

scrolltop