• Tổng đài tư vấn
    0866205833

Ung thư phổi là gì ? Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị ung thư phổi

Tại Việt Nam, ung thư phổi đứng ở vị trí thứ 2 (sau gan) trong top các loại thường gặp ở cả hai giới. Đáng ngại hơn, tỷ lệ người mắc căn bệnh đáng sợ này ngày càng gia tăng, kéo theo số người tử vong cũng rất cao.

Ung thư phổi là gì ?

Ung thư phổi là tình trạng các tế bào phân chia trong phổi không kiểm soát được, gây ra phát triển các khối u làm giảm khả năng thở. Chẩn đoán ung thư phổi ở giai đoạn sớm có thể khó khăn vì triệu chứng của chúng tương tự nhiễm trùng đường hô hấp hoặc không có triệu chứng báo hiệu cụ thể.

Nguyên nhân dẫn đến ung thư phổi

1. Khói thuốc lá

Khi khói thuốc lá vào cơ thể, nó sẽ bắt đầu làm tổn thương mô phổi. Phổi có thể sửa chữa những tổn thương này, nhưng việc hít khói thuốc mỗi ngày sẽ dần dần khiến nó mất đi khả năng tự chữa lành tổn thương.

Một khi các tế bào phổi bị tổn thương, chúng sẽ bắt đầu hoạt động một cách bất thường, làm tăng khả năng phát triển khối u ác tính ở đường hô hấp. Đây là lý do ung thư ở phổi tế bào nhỏ hầu như luôn liên quan đến việc hút thuốc nhiều. Chỉ khi ngừng hút thuốc, bạn mới giảm thiểu được nguy cơ mắc bệnh theo thời gian.

2. Tiếp xúc với Radon

Theo Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ, nguyên nhân thứ hai dẫn đến khối u ở vùng phổi là người bệnh tiếp xúc với radon – một loại khí phóng xạ tồn tại trong tự nhiên (4). Radon xâm nhập vào các tòa nhà thông qua những vết nứt nhỏ trên nền móng. Những người vừa hút thuốc lá vừa tiếp xúc với khí radon có nguy cơ bị ung thư rất cao.

3. Hấp thụ các khí độc hại

Việc hít thở các chất độc hại khác trong thời gian dài sẽ dẫn đến xơ phổi. Nguy cơ mắc khối u ác tính của bạn sẽ tăng gấp 7 lần nếu hiện tượng phổi bị xơ hóa tiến triển. Một số chất được coi là tác nhân gây bệnh bao gồm silic, amiăng, thạch tín, cadimi, crom, niken, uranium…

4. Biến đổi trong gen di truyền

Nguyên nhân thứ tư, các đột biến gen di truyền cũng làm tăng nguy cơ u ác tính. Nguy cơ này tăng lên nếu người mắc bệnh là người nghiện thuốc lá hoặc tiếp xúc với các chất gây u ác tính khác.

5. Trải qua quá trình xạ trị

Nếu đã trải qua quá trình xạ trị vùng ngực vì một loại ung thư khác, khả năng phát triển thành u ác tính ở hệ hô hấp là có thể xảy ra.

Về cơ bản, các triệu chứng của 2 loại u phổi ác tính này là tương tự nhau. Những biểu hiện ban đầu có thể nhận thấy thường là:

  • Ho kéo dài;
  • Ho có đờm hoặc máu;
  • Đau ngực trầm trọng hơn khi thở sâu, cười hoặc ho;
  • Khàn tiếng;
  • Hụt hơi;
  • Thở khò khè;
  • Suy nhược và mệt mỏi;
  • Chán ăn dẫn đến sụt cân.

Ở giai đoạn đầu, người bệnh cũng có thể bị nhiễm trùng đường hô hấp tái phát như viêm phổi hoặc viêm phế quản kèm theo. Khi khối u lan rộng, một loạt triệu chứng khác sẽ xuất hiện, phụ thuộc vào vị trí khối u mới hình thành. Cụ thể, nếu khối u xuất hiện ở:

  • Hạch bạch huyết: người bệnh có hiện tượng nổi u, đặc biệt ở cổ hoặc xương đòn;
  • Xương: người bệnh cảm thấy đau xương, nhất là ở lưng, xương sườn hoặc hông;
  • Não hoặc cột sống: triệu chứng có thể là nhức đầu, chóng mặt, dễ mất thăng bằng hoặc tê tay/chân’
  • Thực quản: gây khó nuốt;
  • Gan: người bệnh bị vàng da và mắt.

Ngoài ra, đôi lúc tế bào ung thư phổi còn khiến cơ thể tạo ra một chất tương tự như hormone, gây nên một loạt triệu chứng gọi là hội chứng paraneoplastic, bao gồm:

  • Yếu cơ;
  • Buồn nôn và nôn;
  • Giữ nước trong cơ thể;
  • Huyết áp cao;
  • Đường huyết cao;
  • Lú lẫn;
  • Co giật;
  • Hôn mê.

Triệu chứng ung thư phổi

Trong khi hầu hết các triệu chứng ung thư phổi xảy ra ở phổi, bạn cũng có thể gặp các triệu chứng ở những nơi khác trên cơ thể. Điều này là do ung thư đã lan tràn (y khoa gọi là di căn) tới các bộ phận khác.

Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng này cũng khác nhau. Một số người thậm chí có thể không cảm thấy các triệu chứng hoặc chỉ cảm thấy mệt mỏi chung chung. Một số triệu chứng mà bạn nên tìm cho ra là:

- Khó chịu hoặc đau ở ngực

- Ho không giảm hoặc nặng dần theo thời gian

- Khó thở

- Thở khò khè

- Có máu trong đờm

- Khàn tiếng

- Khó nuốt

- Ăn không ngon

- Sụt cân không có lý do

- Cảm thấy rất mệt mỏi

- Viêm hoặc tắc nghẽn trong phổi

- Hạch sưng hoặc phì đại ở trong ngực hoặc vùng giữa 2 phổi.

- Đau sau lưng vùng phổi

Điều trị ung thư phổi bằng những phương pháp nào ?

Có nhiều cách điều trị, tùy thuộc vào loại ung thư và nó đã di căn tới đâu. Những người bị ung thư phổi tế bào không nhỏ có thể được điều trị bằng phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, liệu pháp nhắm trúng đích hoặc kết hợp các phương pháp điều trị. Những người bị ung thư phổi tế bào nhỏ thường được điều trị bằng xạ trị và hóa trị.

- Phẫu thuật cắt bỏ khối u

- Hóa trị: sử dụng các loại thuốc đặc biệt để thu nhỏ hoặc tiêu diệt ung thư. Các thuốc này có thể uống hoặc truyền tĩnh mạch, hoặc cả hai

- Xạ trị: sử dụng tia năng lượng cao (tương tự như X-quang) để tiêu diệt ung thư

- Liệu pháp nhắm trúng đích: sử dụng thuốc để ngăn chặn sự phát triển và lây lan của các tế bào ung thư. Các thuốc này có thể uống hoặc truyền tĩnh mạch.

Tiên lượng điều trị phụ thuộc chủ yếu vào loại và giai đoạn của ung thư phổi. Bạn có thể được áp dụng nhiều phương pháp điều trị.

 

  •  
  •  

 

Bài viết liên quan

scrolltop