Hãy để lại số điện thoại để nhận tư vấn
U nang vú hay bất kỳ khối u nào trên vú cũng gây ra nhiều lo lắng cho phụ nữ. Vậy u nang vú là gì? Có nguy hiểm không? Cách điều trị thế nào? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp những thắc mắc trên.
1.U nang vú là gì? U nang vú là loại u có cấu trúc hình tròn hay hình bầu dục có chứa đầy chất lỏng bên trong. Có khoảng 25% khối u vú là u nang, chúng đều là các u nang lành tính và không làm tăng nguy cơ ung thư. Do đó, việc điều trị là không cần thiết với một số trường hợp u nang vú đơn giản.
2.Chẩn đoán u nang vú
Sau khi thăm khám để kiểm tra các bất thường của tuyến vú. Bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm khác để chẩn đoán hình ảnh hoặc chọc hút tế bào kim nhỏ.
-Siêu âm vú: có thể giúp xác định xem một khối u vú có chứa đầy chất lỏng hay rắn. Một khối chứa đầy chất lỏng thường là dấu hiệu của một u nang vú. Khối rắn mới xuất hiện rất có thể là một khối u lành tính, không ung thư – ví dụ như u xơ. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp khối u rắn lại là khối ung thư.
-Chọc hút tế bào kim nhỏ: Đây là thủ thuật đưa một kim nhỏ vào khối bất thường ở vú với sự chỉ dẫn của siêu âm. Nếu là chất lỏng, không có máu và biến mất ngay sau khi chọc thì đó là nang vú, bạn sẽ không cần xét nghiệm hay điều trị gì thêm.
Nếu chất lỏng khi chọc hút có máu hoặc khối u vú không biến mất, bác sĩ sẽ cần làm xét nghiệm trong phòng thì nghiệm hoặc yêu cầu thực hiện chụp X-quang.
Trường hợp không rút được chất lỏng ra, bạn có thể được chỉ định chụp X-quang và siêu âm.
3.Cách điều trị u nang tuyến vú Đối với u nang vú đơn giản – những u chứa chất lỏng và không gây ra bất cứ triệu chứng nào sẽ không cần phải điều trị. Các khối u này đã được khẳng định là u nang thông qua chọc hút kim nhỏ hoặc siêu âm vú. Nếu khối u tiếp tục tái phát, bạn cần trao đổi với bác sĩ. Việc điều trị u nang vú bao gồm các biện pháp sau:
3.1.Chọc hút tế bào kim nhỏ. Đây là phương pháp chẩn đoán và điều trị u nang vú bằng dẫn lưu các dịch trong khối u này ra ngoài. Thủ thuật này thực hiện ngay tại thời điểm bác sĩ tiến hành thăm khám để lấy dịch nhằm mục đích xét nghiệm. Nếu sau đó khối u được biến mất thì vấn đề của bạn đã được giải quyết.
Tuy nhiên, đối với một số nang vú, bạn có thể phải hút dịch nhiều lần. Hoặc u nang tái phát hay tiếp tục xuất hiện u nang mới. Trường hợp u nang vú tồn tại qua hai đến ba chu kỳ kinh nguyệt hay ngày càng lớn hơn thì bạn nên gặp bác sĩ để tiến hành khám và sàng lọc.
3.2.Điều trị u nang vú bằng thuốc nội tiết. Thuốc tránh thai được sử dụng để điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt có thể làm giảm sự tái phát của u nang vú. Tuy nhiên, phương pháp này thường gây ra nhiều tác dụng phụ. Chính vì thế, liệu pháp hormone hay thuốc tránh thai thường chỉ được chỉ định ở phụ nữ có triệu chứng nặng.
3.3.Phẫu thuật Phẫu thuật loại bỏ u nang vú chỉ được thực hiện trong trường hợp bất thường. Với những u nang vú gây ra cảm giác khó chịu, tái phát hàng tháng hoặc u nang vú chữa chất lỏng có máu cũng được chỉ định phẫu thuật.
3.4.Một số biện pháp áp dụng tại nhà. Để giảm thiểu những khó chịu do u nang vú, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:
-Mặc áo ngực vừa vặn: Với u nang vú gây đau, dùng áo ngực nâng đỡ ngực có thể giúp giảm bớt sự khó chịu.
-Sử dụng túi chườm: Nếu u nang đau, túi chườm ấm hoặc lạnh đều có tác dụng giảm đau. Bạn cũng có thể sử dụng túi nước đá để thay thế.
-Sử dụng các thuốc giảm đau: như acetaminophen hay thuốc chống viêm không chứa steroid như naproxen, ibuprofen.
Nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào bất thường bạn nên đi khám để có hướng điều trị sớm và triệt để nhất. Tránh tình trạng kéo dài dẫn đến khó chữa trị sau này.