• Tổng đài tư vấn
    0866205833

Bướu giáp là gì? Tổng hợp các loại bướu giáp

Tuyến giáp là một tuyến nhỏ có hình cánh bướm ở cổ, có nhiệm vụ sản xuất  hormone giúp điều hòa quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Bướu cổ hoặc bướu tuyến giáp có thể xảy ra nếu bộ phần này có kích thước phát triển bất thường 

Phần lớn bướu giáp thường vô hại. Tuy nhiên ở  một vài trường hợp, bạn nên tìm phương pháp điều trị sớm để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm phát sinh 

Bướu giáp là gì? Tổng hợp các loại bướu giáp

Bướu giáp là gì ? 

Bướu giáp còn gọi là bướu tuyến giáp hay bướu cổ là một trong các dạng rối loạn tuyến giáp phổ biến nhất. Chúng liên quan đến tình trạng phì đại bất thường của tuyến giáp. Mặc dù không gây đau, nhưng bướu lớn có thể gây khỏ khăn trong việc nuốt, ho và thở

Triệu chứng của bướu giáp 

Hầu hết tất cả những người bị bướu giáp đều có triệu chứng bệnh, có thể kể đến một vài triệu chứng như sau: 

- Sưng ở dưới cổ, nhìn thấy rõ khi trang điểm hoặc cạo râu 

- Có cảm giác vướng, siết chặt ở cổ họng 

- Ho 

- Khàn tiếng 

- Khó thở hoặc khó nuốt 

Nguyên nhân bị bướu giáp là gì?

Thiếu hụt iot

Iot là chất vô cùng cần thiết cho quá trình sản xuất hormone tuyến giáp. Tình trạng thiếu hụt iot ban đầu thậm chí còn tồi tệ hơn bởi chế độ ăn nhiều thực phẩm ức chế hormone, chẳng hạn như bắp cải, bông cải xanh và súp lơ.

Bệnh Graves

Bướu cổ đôi khi có thể xảy ra khi tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp (cường giáp). Trong bệnh Graves, các kháng thể được sản xuất bởi hệ miễn dịch tấn công nhầm tuyến giáp, làm cho nó tạo ra lượng thyroxine dư. Sự kích thích quá mức này làm cho tuyến giáp sưng lên.

Bệnh Hashimoto

Bướu cổ cũng có thể do tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp). Giống như bệnh Graves, bệnh Hashimoto là một rối loạn tự miễn, nhưng thay vì làm cho tuyến giáp tạo ra quá nhiều hormone, Hashimoto sẽ gây tổn thương tuyến giáp để nó tạo ra quá ít hormone.

Mức hormone thấp 

Hormone thấp làm cho tuyến yên tạo ra nhiều hormone hơn để kích thích tuyến giáp, điều này sẽ gây phì đại tuyến giáp.

Bướu tuyến giáp nhiều nhân

Trong tình trạng này, một số khối u rắn hoặc đầy chất lỏng được gọi là các nốt sần phát triển ở cả hai bên tuyến giáp của bạn, dẫn đến sự mở rộng tổng thể của tuyến.

Các nốt tuyến giáp đơn lẻ

Trong tình trạng này, một nốt đơn phát triển trong một phần của tuyến giáp. Hầu hết các nốt không phải ung thư (lành tính) và không dẫn đến ung thư.

Ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp ít phổ biến hơn các nốt tuyến giáp lành tính. Sinh thiết nốt tuyến giáp là rất chính xác trong việc xác định nếu đó là ung thư.

Mang thai

Một loại hormone được tạo ra trong quá trình mang thai là HCG có thể làm cho tuyến giáp của bạn hơi phì đại.

Viêm

Viêm giáp là một tình trạng viêm có thể gây đau và sưng trong tuyến giáp. Nó cũng có thể gây ra sản xuất thiếu hoặc quá mức thyroxine.

Phân biệt các loại bướu giáp

Bướu giáp đơn thuần (bướu giáp dịch tễ)

Bướu giáp đơn thuần là tình trạng tuyến giáp phình to nhưng không có rối loạn hoạt động của tuyến giáp. Trong bướu giáp đơn thuần có bướu giáp lan toả, phình tuyến giáp và bướu giáp nhân, nhưng phần lớn bướu giáp đơn thuần là lành tính, chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ chứ không gây nguy hại đến sức khỏe.

Nguyên nhân thường được nghĩ đến nhất là do thiếu iod, tuy nhiên có nhiều vùng trên thế giới không thiếu iod, ngay cả vùng thừa iod vẫn có thể bị bướu giáp dịch tễ, ngoài ra không phải tất cả người sống ở vùng thiếu iod đều bị bướu giáp đơn thuần. Điều này cho thấy ngoài yếu tố môi trường còn có yếu tố di truyền trong bệnh sinh bướu giáp, các yếu tố này có thể tác dụng tương hỗ.

Trường hợp bướu giáp nhỏ, không có triệu chứng lâm sàng: chỉ cần theo dõi định kỳ bằng khám lâm sàng và siêu âm tuyến giáp để đánh giá độ lớn. Sự phát triển tuyến giáp rất khác nhau ở mỗi người bệnh, một số trường hợp bướu giáp ổn định trong nhiều năm. 

Bướu giáp đơn thuần thường có mật độ mềm trong trường hợp bướu giáp nhu mô lan tỏa, cũng có khi mật độ chắc thường thấy trong bướu giáp thể nhân.

Với bướu giáp đơn thuần thể phình giáp lan tỏa, bệnh nhân chỉ cần điều trị bằng thuốc sẽ cho kết quả rất tốt. Riêng bướu giáp đơn thuần thể nhân ( hoặc đơn nhân hoặc đa nhân, hoặc trong khối nhân chứa chất đặc hay chất dịch) đa số là lành tính, nhưng cũng lưu ý và thăm khám thường xuyên để phát hiện sớm nhân ác tính. Sợ nhất là bướu nhân nhỏ, nên dễ chủ quan.

Nếu có điều kiện thì nên sinh thiết là tốt nhất. Vì bướu nhân tuyến giáp cũng có thể có trường hợp giáp hóa hoặc K hoá, vì vậy cần theo dõi định kỳ. 

Với bướu giáp đơn thuần, thường điều trị nội khoa và điều chỉnh bằng dinh dưỡng chứ thuốc không có ý nghĩa mấy. Trường hợp phải dùng thuốc thì cũng chỉ điều trị thuốc sáu tháng không hiệu quả thì sẽ  phải mổ. Bướu giáp thể nhân, có những trường hợp to lên, gây khó thở; cũng có những trường hợp giáp chùm - gây chèn vào xương ức, gây khó thở, phải mổ cấp cứu. 

Bướu cường giáp

Cường giáp là một căn bệnh nội tiết thường gặp, căn bệnh này do các yếu tố phản ứng tự miễn của cơ thể từ đó gây nên sự tăng tiết của tế bào tuyến giáp mà sinh ra bệnh. Tuyến giáp phình to là do tiết ra quá nhiều nội tiết tố tuyến giáp, làm tăng biểu hiện chuyển hoá gây bệnh . Khi đó, mạch nhanh, gầy sút và khi đo nội tiết tố tuyến giáp thấy tăng cao,  nếu không điều trị sẽ rất nguy hiểm.  Đây là bướu độc nhưng không phải ung thư.

Bướu cường giáp bắt buộc phải điều trị thuốc trước, nếu có kèm bướu giáp nhân, sẽ mổ cắt bướu giáp nhân. Còn với bướu giáp lan tỏa, điều trị nội khoa kéo dài. Với những bệnh nhân có bướu to, sau điều trị tạm ổn sẽ phẫu thuật. Trong trường hợp gìa yếu kèm bệnh suy tim...thì cần xạ trị bằng phương pháp i ốt phóng xạ. Có trường hợp mổ rồi tái phát. Phương án điều trị tốt nhất là: thuốc-phẫu–xạ trị bằng i ốt phóng xạ. 

Loại điển hình của bướu cường giáp thường gặp là mắt lồi, tay run . Trong đó  basedow thuộc  loại nặng nhất của bướu cường giáp. Cần điều trị nội khoa trước, sau mới mổ. Sau mổ, chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến việc điều trị bệnh.

Riêng basedow thì không được dùng muối i ốt, vì sẽ làm tăng nội tiết tố tuyến giáp, bệnh nặng thêm. Với bướu cường giáp thì dinh dưỡng cần phải tuân thủ chặt chẽ theo đúng chỉ dẫn của thầy thuốc. 

Ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp thường  gặp trong 5% -10% bệnh nhân có nhân giáp. Ung thư giáp biệt hoá thể nhú và nang chiếm đại đa số khoảng 90% các loại ung thư giáp nói chung. Ung thư tuyến giáp nếu phát hiện cần mổ sớm, thường trên siêu âm thấy nhân đặc, vôi hoá, hạch...nghi ngờ sẽ cho làm FNA (sinh thiết bằng kim nhỏ )

 

Bài viết liên quan

scrolltop