• Tổng đài tư vấn
    0866205833

Bị u nang buồng trứng chữa như thế nào?

U nang buồng trứng được đánh giá là căn bệnh phổ biến thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Một số dạng của u nang buồng trứng không gây nguy hiểm và dần biến mất. Tuy nhiên cũng có dạng gây nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn tới vô sinh. Vậy, cách chữa u nang buồng trứng nào hiệu quả?

1.U nang buồng trứng U nang buồng trứng là những túi chứa đầy dịch ở bên trong hoặc trên bề mặt của buồng trứng. Nhiều chị em bị u nang buồng trứng nhưng với kích thước nhỏ và hầu như không hề gây bất cứ ảnh hưởng hay khó chịu nào. Tuy nhiên có một số u nang gây ra triệu chứng nặng, có thể đe dọa đến tính mạng.

 2.Những triệu chứng thường gặp của u nang buồng trứng U nang buồng trứng có nhiều loại khác nhau và đến 90% là các khối u lành tính. Phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh bị u nang buồng trứng sẽ có nguy cơ phát triển thành u ác tính cao hơn so với phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ.

ác khối u này thường tiến triển âm thầm, với những triệu chứng mơ hồ hoặc thậm chí không gây ra triệu chứng gì bất thường, đôi khi vô hại và tự mất đi. Hãy cùng tham khảo một số triệu chứng thường gặp nhất.

-Đau vùng chậu, đùi hoặc thắt lưng: Người mắc có thể gặp các cơn đau mơ hồ ở vùng chậu, đùi hoặc dọc thắt lưng. Đây được coi là triệu chứng phổ biến nhất, thường xuyên gặp phải do khối u gây chèn ép lên các cơ quan hay các dây thần kinh chạy dọc sau xương chậu.

-Đau tức bụng dưới, buồn nôn, nôn, đầy hơi: Những khối u có kích thước lớn có thể gây khó chịu tức thời cho người bệnh, đôi khi có cảm giác chướng bụng, bụng to, sờ thấy khối u. Đặc biệt, khi có cảm giác đầy hơi liên tục, nôn và buồn nôn thì bạn nên cảnh giác với những tế bào ác tính ở buồng trứng do các khối u ác tính không vỡ, có thể biến chứng thành ung thư gây hoại tử và nhiễm trùng. Dấu hiệu đầy hơi, buồn nôn thường nhầm lẫn với triệu chứng bệnh về tiêu hóa khiến chị em chủ quan, coi thường bệnh.

-Đi tiểu liên tục: Rối loạn tiểu tiện có thể do nhiều yếu tố và có thể do nhiều bệnh lý gây ra, bao gồm vấn đề về bàng quang, đường tiết niệu, các triệu chứng của đường huyết cao nhưng cũng là biểu hiện của bệnh u nang buồng trứng do có sự chèn ép lên bàng quang của khối u. Từ đó gây sự thôi thúc bạn có nhu cầu đi tiểu nhiều hơn, nhưng khi đi tiểu lại có cảm giác bứt rứt, đau buốt.

-Đau khi quan hệ tình dục: Khi quan hệ tình dục bạn cảm thấy đau ở một bên, thì bạn cần nghĩ đến u nang buồng trứng. Một số u nang khi phát triển với kích thước lớn, có thể nằm ngay ở cổ tử cung gây cản trở. Điều này làm xuất hiện cảm giác đau đớn khi quan hệ.

-Chu kỳ kinh nguyệt bất thường: Chu kỳ kinh bất thường là biểu hiện của nhiều bệnh lý phụ khoa trong đó có liên quan đến buồng trứng.

-Tăng cân không rõ nguyên nhân: Tuy không phải là triệu chứng điển hình của bệnh, nhưng nếu bạn tăng cân bất thường, đi kèm với một số triệu chứng kể trên thì bạn nên nghi ngờ và đến gặp bác sĩ để được thăm khám sớm.

3.Nguyên nhân gây u nang buồng trứng Các nghiên cứu đã chỉ ra, nguyên nhân dẫn đến u nang buồng trứng là do một số vấn đề liên quan đến hormone hay một số bệnh lý như lạc nội mạc tử cung, hội chứng buồng trứng đa nang. Dưới đây là một vài nguyên nhân thường gặp. -Dùng quá nhiều thuốc tránh thai -Sử dụng nhiều thực phẩm chứa hormone như thịt, trứng, sữa chứa nhiều hormone tăng trưởng. -Chế độ ăn uống không hợp lý – ít thực phẩm từ tự nhiên như rau canh, củ, quả. -Béo phì hoặc stress -Gan bị nhiễm độc hoặc làm việc quá sức.

4.Cách chữa u nang buồng trứng hiệu quả Các cách chữa u nang buồng trứng sẽ phụ thuộc vào kích thước khối u, các triệu chứng lâm sàng của bệnh, phụ nữ đã qua thời kỳ mãn kinh chưa.

4.1.Thận trọng và chờ đợi Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ sẽ chưa đưa ra chỉ định điều trị ngay mà sẽ kiểm tra khối u bằng siêu âm, sau một vài tháng xem khối u có tự biến mất không. Đặc biệt, đối với phụ nữ đã qua thời kỳ mãn kinh, được bác sĩ khuyến cáo nên siêu âm tử cung phần phụ và làm xét nghiệm máu 4 tháng một lần, trong một năm do nhóm đối tượng này có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao hơn ở nhóm độ tuổi khác. Nếu các kết quả cận lâm sàng chỉ ra rằng, khối u đã biến mất thì người bệnh không cần điều trị gì thêm. Bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định phẫu thuật nếu khối u không thể tự biến mất.

4.2.Phẫu thuật cắt u nang buồng trứng Đối với những người bệnh có khối u nang to hoặc gây ra các triệu chứng sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật. Phẫu thuật thường được khuyến cáo nếu u nang có tính chất ung thư hay có thể phát triển thành ung thư. Có hai loại phẫu thuật cắt u nang buồng trứng là phẫu thuật nội soi và phẫu thuật mở bụng. Bác sĩ sẽ cân nhắc để đưa ra chỉ định dựa vào tình trạng bệnh lý và tính an toàn của người bệnh.

-Phẫu thuật nội soi: Hầu hết các u nang đều có thể cắt bỏ bằng phương pháp phẫu thuật nội soi. Với phương pháp này, vết rạch nhỏ được thực hiện trên bụng và khí được thổi vào xương chậu để tiếp cận buồng trứng của người bệnh. Một ống nội soi với đầu có gắn camera và ánh sáng được đưa vào bụng để quan sát và cắt bỏ khối u.

Phẫu thuật nội soi được ưa chuộng bởi ít gây đau đớn và thời gian hồi phục nhanh chóng. -Phẫu thuật mổ bụng cắt u nang buồng trứng: Đối với khối u đặc biệt lớn và có khả năng tiến triển thành ung thư. Bác sĩ sẽ khuyến nghị người bệnh thực hiện phẫu thuật mở. Trong quá trình phẫu thuật, một vết cắt lớn được thực hiện trên bụng bệnh nhân để tiếp cận được với khối u. Toàn bộ khối u và buồng trứng có thể được cắt bỏ và đem giải phẫu để kiểm tra nguy cơ tiến triển thành ung thư. 

U nang buồng trứng tuy là bệnh lành tính nhưng nếu người bệnh chủ quan, không điều trị kịp thời có thể gây nhiều hậu quả khó lường. Do đó, khi phát hiện bất kỳ triệu chứng nào của bệnh, chị em nên đi khám và lựa chọn cách chữa u nang buồng trứng phù hợp. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống khoa học, tập thể dục thường xuyên, khám sức khỏe định kỳ cũng giúp chị em giảm thiểu các nguy cơ bệnh tật.  

Bài viết liên quan

scrolltop