• Tổng đài tư vấn
    0866205833

Ung thư nội mạc cổ tử cung - dấu hiệu, giai đoạn và điều trị

Ung thư nội mạc cổ tử cung (hay còn gọi là niêm mạc cổ tử cung) là căn bệnh ung thư thường gặp ở phụ nữ. Hiểu rõ về căn bệnh này là cách tốt nhất để người bệnh sống chung hòa bình với nó.

I. Ung thư nội mạc cổ tử cung là gì?

Tử cung là một cơ quan sinh dục của phụ nữ, có hình quả lê quay ngược, nó nằm giữa bàng quang và trực tràng. Phần trên lồi to gọi là đáy tử cung còn phần dưới nhỏ và dài được gọi là cổ tử cung.

Ung thư nội mạc tử cung có thể xuất hiện tại cả phần đáy và cổ tử cung. Vị trí cổ tử cung thường gặp hơn, chính vì thế mà khi nhắc đến ung thư tử cung, người ta thường chỉ nhắc đến cung thư nội mạc cổ tử cung là nhiều.

Ung thư nội mạc cổ tử cung

Ung thư nội mạc cổ tử cung

Đây là một loại ung thư phát sinh từ nội mạc hay còn gọi là niêm mạc của tử cung. Sự phát triển bất thường của các tế bào có khả năng xâm nhập và lây lan nhanh chóng đến các bộ phận khác trên cơ thể chính là cách mà ung thư nội mạc tử cung tiến triển.

II. Nguyên nhân ung thư nội mạc tử cung ở nữ giới

Hiện nay, các bác sĩ chuyên khoa chưa hiểu rõ tất cả các nguyên nhân, rủi ro gây ra ung thư nội mạc cổ tử cung. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu và điều trị thực tế, các bác sĩ đã tổng hợp và đưa ra các nguyên nhân, rủi ro có thể dẫn đến căn bệnh này ở nữ giới.

 

1. Virus HPV xâm nhập

Hầu hết phụ nữ mắc ung thư nội mạc cổ tử cung khi được phát hiện đều bị nhiễm virus HPV trong nhiều năm. Đây là một loại virus lây truyền qua đường tình dịch, nó tiếp xúc qua da âm đạo và dương vật.

Hiệp hội ung thư Australia đã thống kê rằng, cứ 5 phụ nữ thì có đến 4 người nhiễm HPV vào một lúc nào đó trong cuộc đời.

Virus HPV có nhiều chủng khác nhau, trong số đó, chỉ có một số chủng có thể gây ung thư tử cung, ung thư dương vật... như chủng 16, 18, 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 58, 59 và 66). Viêm nội mạc cổ tử cung nhiều lần trong đời bởi virus HPV sẽ khiến nguy cơ ung thư nội mạc cổ tử cung gia tăng.

Việc phát hiện ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm có thể được thực hiện thông qua xét nghiệm Pap Smear (phết tế bào tử cung), vì thế, phụ nữ tiền hoặc sau mãn kinh nên thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ hàng năm để phát hiện sớm và điều trị hiệu quả.

2. Điều trị Tamoxifen

Tỷ lệ là 1 trong số 500 phụ nữ ung thư vú được điều trị với tamoxifen sẽ phát triển ung thư nội mạc cổ tử cung.

3. Di truyền ung thư đại trực tràng nonpolyposis (HNPCC)

Những người có tiền sử ung thư đại trực tràng có nguy cơ ung thư nội mạc cổ tử cung cao hơn. Theo hiệp hội ung thư Mỹ, nếu phụ nữ từng bị ung thư đại trực tràng sẽ có nguy cơ ung thư nội mạc cổ tử cung cap hơn từ 40 – 60 %.

4. Mất cân bằng estrogen trong cơ thể

Buồng trứng của người phụ nữ sản sinh ra hai hormone nữ chính - estrogen và progesterone. Sự biến đổi trong sự cân bằng các hooc môn gây ra sự thay đổi tế bàotrong nội mạc tử cung dẫn đến sự hình thành của khối y

Tăng lượng estrogen trong cơ thể có thể làm tăng nguy cơ ung thư nội mạc cổ tử cung ở phụ nữ, các nhóm nguy cơ cao bao gồm:

Người béo phì, thừa cân Sinh trên 4 người con Không sinh con Có kinh nguyệt sớm hơn 12 tuổi Quan hệ sớm – trước 18 tuổi Tiểu đường, cao huyết áp Quan hệ vợ chồng với nhiều người Mắc bệnh đa nang buồng trứng Quá sản (quá kích) nội mạc cổ tử cung

5. Hút thuốc lá

Thuốc lá là một nguyên nhân gây nên hầu hết các loại bệnh ung thư

 

6. Suy giảm hệ thống miễn dịch, rối loạn nội tiết

Người mắc bệnh HIV/AIDS, viêm gan mạn, bệnh lý mô liên kết… có nguy cơ ung thư nội mạc cổ tử cung cao hơn

 

7. Các yếu tố khác

Nghèo, lạc hậu, vệ sinh kém, giống nòi bất thường, thực phẩm nghèo chất dinh dưỡng (thiếu sinh tố A, C, axít folic, trái cây, rau tươi…) cũng là một yếu tố nguy cơ gây ung thư nội mạc cổ tử cung cao hơn.

HPV là 1 nguyên nhân gây ung thư nội mạc cổ tử cung

HPV là 1 nguyên nhân gây ung thư nội mạc cổ tử cung

III. Dấu hiệu (triệu chứng, biểu hiện) ung thư nội mạc cổ tử cung

Ung thư tử cung có cơ hội điều trị 80% nếu phát hiện ở giai đoạn sớm. Một số triệu chứng hay biểu hiện thường gặp bạn không nên bỏ qua khi cơ thể lên tiếng cảnh báo

1. Chảy máu âm đạo bất thường Hiện tượng này bao gồm dấu hiệu chảy máu âm đạo giữa các chu kỳ kinh nguyệt, chảy máu sau khi quan hệ tình dục hoặc sau giai đoạn mãn kinh.

2. Âm đạo có mùi hôi, khó chịu, chảy dịch Khi phát hiện âm đạo có mùi hôi, khó chịu, chảy dịch và màu dịch bất thường bạn nên đi khám phụ khoa. Đây là dấu hiệu cảnh báo ung thư tử cung nhiều phụ nữ bỏ qua nhất do nó thường gây nhầm lẫn với việc nhiễm nấm, nhiễm khuẩn âm đạo hoặc các bệnh phụ khoa khác không phải bệnh ung thư.

3. Đau hoặc áp lực vùng xương chậu Cảm giác đau vùng xương chậu khi quan hệ hoặc vào những thời điểm khác có thể là triệu chứng ung thư tử cung. Những phụ nữ gặp phải chảy máu âm đạo đột ngột hoặc chảy máu bất thường nên thảo luận về những triệu chứng này với bác sĩ phụ khoa của họ

Nếu cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường trên, bạn nên đến gặp bác sĩ phụ khoa để thăm khám, tìm hiểu nguyên nhân và có phương pháp điều trị kịp thời. Tránh để quá lâu khiến bệnh chuyển biến phức tạp khó điều trị dứt điểm.

IV. Chẩn đoán ung thư nội mạc cổ tử cung

Ung thư tử cung giai đoạn đầu thường không có biểu hiện rõ ràng. Một số trường hợp có thể nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác. Vì vậy nếu nghi ngờ có sự xuất hiện của khối u trong tử cung, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện các xét nghiệm và thủ thuật được sử dụng để chẩn đoán bao gồm:

Dấu hiệu, triệu chứng, biểu hiện ung thư nội mạc cổ tử cung

Dấu hiệu, triệu chứng, biểu hiện ung thư nội mạc cổ tử cung

1. Khám vùng chậu – phát hiện dấu hiệu bất thường bên trong Trong kỳ khám vùng chậu, bác sĩ kiểm tra kỹ phần ngoài của bộ phận sinh dục và thực hiện khám trong để phát hiện những dấu hiệu bất thường ở vùng chậu và tử cung. 

2. Siêu âm đầu dò tử cung Bác sĩ của bạn có thể đề nghị một siêu âm qua âm đạo để nhìn vào độ dày và kết cấu của nội mạc tử cung và giúp loại trừ các điều kiện khác. Hiện nay tại Việt Nam, các bác sĩ thường sử dụng siêu âm đầu dò để phát hiện những dấu hiệu bất thường trong lớp niêm mạc tử cung.

3. Kiểm tra lớp nội mạc tử cung Quá trình soi tử cung, bác sĩ sẽ chèn một ống mỏng, mềm dẻo, qua ống thông âm đạo và cổ tử cung vào tử cung của bạn. Một ống kính trên ống soi cho phép bác sĩ kiểm tra bên trong tử cung và nội mạc tử cung. Điều này giúp bác sĩ phát hiện những tổn thương hoặc bất thường trên bề mặt lớp nội mạc tử cung.

4. Sinh thiết tế bào – phát hiện tế bào ung thư

Khi phát hiện những dấu hiệu bất thường ở lớp nội mạc tử cung, có thể bạn sẽ trải qua một sinh thiết nội mạc tử cung để xác nhận, tìm kiếm tế bào ung thư. Kết quả sinh thiết thường có sau 5-7 ngày và được thực hiện tại các phòng LAB của các bệnh viện hiện đại.

5. Thực hiện phẫu thuật lấy mô để xét nghiệm Nếu không thể lấy đủ mô trong thời gian sinh thiết hoặc nếu kết quả sinh thiết không rõ ràng, có thể bạn cần phải trải qua một thủ thuật lấy mô trực tiếp từ lớp nội mạc tử cung. Trong thời kỳ D & C, mô được lấy từ màng tử cung của bạn và kiểm tra dưới kính hiển vi cho tế bào ung thư.

 

Bài viết liên quan

scrolltop