Hãy để lại số điện thoại để nhận tư vấn
Cùng với việc tuân thủ phương pháp điều trị, chế độ dinh dưỡng thích hợp giúp thúc đẩy quá trình hồi phục của bệnh nhân ung thư cổ tử cung một cách nhanh chóng. Bên cạnh bổ sung các thực phẩm tốt, giàu dinh dưỡng bệnh nhân ung thư cổ tử cung cần hạn chế các loại đồ ăn có hại. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu bệnh ung thư cổ tử cung nên kiêng ăn gì?
Nguyên tắc ăn uống cơ bản khi điều trị ung thư cổ tử cung?
Dinh dưỡng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với ung thư cổ tử cung, giúp vết thương nhanh lành, tăng cường sức đề kháng và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Đối với bệnh nhân đang điều trị ung thư cổ tử cung, cần tuân thủ nguyên tắc sau:
Theo GS Nguyễn Sào Chung, thực đơn của người bệnh cần đa dạng phong phú nhưng phải đảm bảo dễ tiêu hóa. Sau xạ trị, bệnh nhân rất cần bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng để nhanh chóng phục hồi thể lực, tăng sức đề kháng và nâng cao sức khỏe tổng thể. Bên cạnh đó, quá trình điều trị hóa chất kéo dài làm hệ tiêu hóa của người bệnh suy yếu, ăn không ngon miệng, kém hấp thu. Vì thế thực đơn của người bệnh cần bổ sung nhiều chất xơ, vitamin nhóm B giúp ăn ngon, hấp thu và tiêu hóa tốt.
Trong quá trình điều trị việc hấp thu kém khiến cho cơ thể thiếu hụt các vi chất cần thiết cho cơ thể, ảnh hưởng đến các hoạt động trao đổi bình thường của bệnh nhân.
Dinh dưỡng đầy đủ, dễ hấp thu và tiêu hóa tốt là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng hồi phục của bệnh nhân ung thư cổ tử cung sau quá trình điều trị. Đối với mỗi giai đoạn, người bệnh lại cần tuân thủ đúng chế độ dinh dưỡng dành cho giai đoạn đó. Cụ thể như sau
Giai đoạn phát triển của bệnh
Có một nguyên tắc bất di bất dịch đối với bệnh nhân ung thư cổ tử cung: “Tùy người, tùy bệnh, tùy lúc, thực hiện biện chứng để áp dụng cách ăn uống thì sức khỏe mới được phục hồi và có cơ hội kéo dài thời gian sống.
Giai đoạn đầu: các tế bào ung thư mới xuất hiện ở lớp bề mặt chưa lan sâu vào các mô tế bào. Vì vậy việc điều trị ở giai đoạn này đạt hiệu quả tốt nhất. Đối với chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân, cần ăn uống đầy đủ các nhóm chất protein, tinh bột, chất xơ, vitamin. Tuy nhiên khi bổ sung đạm, bệnh nhân hạn chế nguồn thịt đỏ, thay thế bằng thịt gia cầm, cá, trứng sữa. Kiêng hoặc hạn chế đồ uống có cồn, hút thuốc lá và ăn nhiều đồ chế biến sẵn, chiên xào gây hại cho sức khỏe.
Giai đoạn cuối: đối với bệnh nhân sức khỏe dần suy yếu và cảm thấy mệt mỏi nhiều hơn. Khối u trở nên to hơn, có hiện tượng xâm lấn sang các tổ chức cơ quan khác. Vì vậy dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng giúp giảm gánh nặng bệnh tật đối với bệnh nhân. Bệnh nhân cần tránh đồ ăn dầu mỡ, khó tiêu, mỡ, nội tạng động vật, tăng cường chất xơ, rau xanh, protein cùng vitamin và khoáng chất cải thiện tình trạng suy kiệt về dinh dưỡng.
Phương pháp điều trị bệnh
Phẫu thuật:
Bệnh nhân ung thư cổ tử cung sau phẫu thuật có nguy cơ để lại sẹo 60% nếu không được chăm sóc đúng cách. Bên cạnh khâu vệ sinh vết thương, người bệnh cần chú trọng bổ sung dinh dưỡng đầy đủ bốn nhóm chất đạm, béo, bột, vitamin và chất xơ để cơ thể nhanh phục hồi. Đồng thời người bệnh nên hạn chế một số nhóm thực phẩm như:
Thực phẩm cứng, khó nhai nuốt, khó tiêu. Thực phẩm gây sẹo lồi, đổi màu da quanh vết thương như: thịt bò, trứng, rau muống, thịt gà.Thực phẩm gây dị ứng kéo dài thời gian lành vết thương: hải sản và đồ nếp khiến miệng vết thương dễ mưng mủ, viêm nhiễm, để lại sẹo thâm. Các thực phẩm như nhộng tằm, hướng dương, hạnh nhân hoặc một số cá biển gây dị ứng, khiến vết thương ngứa ngáy, lâu lành. Thức ăn nhiều đồ cay nóng gây nóng trong, tích tụ nhiệt độc khiến vết thương viêm nhiễm, mưng mủ, lâu hồi phục Các đồ uống cồn, có gas kéo theo các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa, ảnh hưởng đến quá trình hồi phục bệnh nhân.Thức ăn nhiều dầu mỡ gây khó tiêu ảnh hưởng đến tiêu hóa của bệnh nhân.
Xạ trị - Hóa trị
Sau quá trình xạ trị-hóa trị bệnh nhân thường có cảm giác mệt mỏi, nôn mửa kèm theo triệu chứng khó tiêu, đầy bụng. Vì vaatyj chế độ chăm sóc bằng dinh dưỡng là hoàn toàn cần thiết đối với người bệnh. Người nhà nên ưu tiên các thực phẩm dạng lỏng, dễ hấp thu, bổ sung đầy đủ các nhóm chất giúp kích thích ăn ngon và cung cấp đủ dinh dưỡng để cơ thể bệnh nhân phục hồi. Thực đơn cần xây dựng một cách đa dạng, và thay đổi liên tục giúp bệnh nhân bớt cảm giác chán ăn và hấp thu được nhiều chất hơn. Bên cạnh đó, bệnh nhân sau xạ trị cần tránh tuyệt đối các thực phẩm khó tiêu, chứa các chất kích thích như cồn, nước ngọt, cà phê vì nó sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.Các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, nhiều đường hoặc muối cũng cần nên tránh vì những thực phẩm này sẽ khiến bệnh nhân cảm giác nhanh chán, khó tiêu, đầy bụng.
Tính chất thực phẩm
Một số thực phẩm gây hại khiến bệnh ung thư cổ tử cung có thể tiến triển hơn trước, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị của bác sĩ. Cụ thể bạn nên tránh các thực phẩm như:
Đồ ăn muối chua, lên men: Trong thực phẩm như dưa, cà muối chứa hàng lượng nitrat cao, trong điều kiện lên men dễ chuyển thành nitrit kết hợp acid amin trong thực phẩm chuyển hóa thành nitrosamin gây ra ung thư. Đồ nướng, cháy khét: ở nhiệt độ cao, các thực phẩm như thịt, cá sẽ dễ hình thành các hợp chất amin dị vòng tăng nguy cơ gây biến đổi ADN gây đột biến tạo ra tế bào ung thư. Thực phẩm chế biến sẵn: xúc xích, thịt hun khói chứa nhiều muối, các chất phụ gia và bảo quản gây hại cho cơ thể. Thực phẩm nấm mốc: hầu hết các loại thực phẩm bị mốc chứa nhiều độc tố aflatoxin có khả năng gây đột biến tế bào gây ung thư. Dinh dưỡng là yếu tố cần thiết để giúp bệnh nhân ung thư có đầy đủ năng lượng và nâng cao sức đề kháng, khả năng chống chọi bệnh tật trong thời gian điều trị. Hi vọng các thông tin cung cấp trong bài viết giúp bạn và người thân hiểu rõ các thực phẩm cần tránh khi mắc ung thư cổ tử cung.