Hãy để lại số điện thoại để nhận tư vấn
Đảm bảo chế độ ăn uống phù hợp và khoa học là yếu tố quan trọng với quá trình kiểm soát bệnh ung thư cổ tử cung. Không chỉ hữu ích với quá trình điều trị mà còn giúp người bệnh nâng cao tiên lượng sống. Tuy nhiên, cần nắm rõ, ung thư cổ tử cung nên ăn gì, kiêng gì để chủ động điều chỉnh chế độ ăn uống cho phù hợp.
Ung thư cổ tử cung là bệnh lý ác tính của biểu mô vảy/ biểu mô tuyến cổ tử cung. Bệnh lý này xảy ra khi có các tế bào bất thường phát triển không tuân theo nhu cầu hay sự kiểm soát của cơ thể. Các tế bào này ngoài làm xuất hiện khối u ác tính ở thành cổ tử cung thì còn ảnh hưởng và di căn đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể.
Cùng với các giải pháp điều trị thì việc xây dựng chế độ ăn uống phù hợp là rất quan trọng với người bị ung thư cổ tử cung. Các chuyên gia đánh giá, đây là giải pháp giúp hỗ trợ kiểm soát bệnh và kéo dài tiên lượng sống rất tốt.
Việc xây dựng chế độ ăn uống cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung cần tuân thủ một số nguyên tắc nhất định. Cụ thể như sau:
Người bệnh ung thư cổ tử cung cần chú ý một số nguyên tắc ăn uống sau đây:
Chế độ ăn cần đảm bảo cung cấp đủ các nhóm cần cần thiết cho cơ thể Uống đủ nước, khoảng từ 2 – 2.5 lít nước/ ngày Có thể chiều theo khẩu vị ưa thích của mình nhưng cần đảm bảo hợp lý Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày để cơ thể hấp thu dưỡng chất dễ dàng hơn Hạn chế dùng gia vị, nước sốt khi chế biến món ăn Khi ăn nên ngồi ở tư thế thẳng lưng để tránh buồn nôn hay nôn Sau khi ăn nên nghỉ ngơi khoảng 30 phút ở tư thế ngồi
Các chuyên gia cho biết, người bị ung thư cổ tử cung cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể vào khẩu phần ăn. Bao gồm cả tinh bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Trong đó, việc bổ sung các dưỡng chất thiết yếu này cần chú ý đến nguyên tắc sau:
Tinh bột: Ngũ cốc nguyên hạt hay các loại củ là nguồn cung cấp tinh bột được ưu tiên. Người bệnh hãy tránh xa các loại thực phẩm chế biến sẵn có chứa chất phụ gia hoặc đường đơn. Chất béo: Nguồn thực phẩm giàu chất béo cho gia trị năng lượng cao. Đồng thời giúp hình thành nên cấu trúc tế bào. Tuy nhiên khi bổ sung cần đảm bảo rằng, hàm lượng chất béo không no không lớn hơn 50% tổng năng lượng. Chất đạm: Nên đa dạng các loại thực phẩm. Tuy nhiên cần đảm bảo cân đối giữa protein động vật và protein thực vật. Thịt trắng là lựa chọn ưu tiên. Tuy nhiên vẫn nên bổ sung hải sản và thịt đỏ một cách hợp lý. Vitamin và khoáng chất: Các thành phần dưỡng chất này rất dồi dào trong các loại rau củ và trái cây tươi. Tuy nhiên với nhóm thực phẩm này cần chú ý đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Bị ung thư cổ tử cung nên ăn gì để hỗ trợ kiểm soát? Việc bổ sung thực phẩm có lợi vào chế độ ăn là rất hữu ích với bệnh nhân ung thư cổ tử cung. Nguồn thực phẩm này không dừng lại ở tác dụng cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Hơn thế nữa chúng còn chứa các thành phần giúp ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư.
Thực phẩm có chứa hàm lượng vitamin A dồi dào được cho là có thể hỗ trợ nâng cao hệ miễn dịch trong cơ thể. Từ đó giúp cơ thể chống lại sự tấn công của các tác nhân gây hại như vi khuẩn, virus từ bên ngoài xâm nhập.
Dưới đây là một số thực phẩm giàu vitamin A, tốt cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung:
Cà rốt: Ngoài chứa vitamin thì cà rốt còn chứa một lượng rất lớn falcarinol. Hoạt chất này được rất nhiều nghiên cứu minh chứng là có tác dụng ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư.
Bí ngô: Đây cũng là nguồn bổ sung Carotenoid rất tốt cho cơ thể. Việc tiêu thụ nhiều Carotenoid hữu ích sẽ giúp cơ thể có thêm điều kiện để chống lại ung thư. Khoai lang: Ngoài những tinh bột hữu ích thì khoai lang cũng là thực phẩm chứa nhiều vitamin A. Ngoài ra thực phẩm này còn chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể trước sự phát triển của các tế bào ung thư ở cổ tử cung. Trong đó, việc bổ sung các dưỡng chất thiết yếu này cần chú ý đến nguyên tắc sau:
Tinh bột: Ngũ cốc nguyên hạt hay các loại củ là nguồn cung cấp tinh bột được ưu tiên. Người bệnh hãy tránh xa các loại thực phẩm chế biến sẵn có chứa chất phụ gia hoặc đường đơn. Chất béo: Nguồn thực phẩm giàu chất béo cho gia trị năng lượng cao. Đồng thời giúp hình thành nên cấu trúc tế bào. Tuy nhiên khi bổ sung cần đảm bảo rằng, hàm lượng chất béo không no không lớn hơn 50% tổng năng lượng. Chất đạm: Nên đa dạng các loại thực phẩm. Tuy nhiên cần đảm bảo cân đối giữa protein động vật và protein thực vật. Thịt trắng là lựa chọn ưu tiên. Tuy nhiên vẫn nên bổ sung hải sản và thịt đỏ một cách hợp lý. Vitamin và khoáng chất: Các thành phần dưỡng chất này rất dồi dào trong các loại rau củ và trái cây tươi. Tuy nhiên với nhóm thực phẩm này cần chú ý đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. 2. Các thực phẩm chứa lượng vitamin C dồi dào
Những người bị ung thư cổ tử cung được khuyên là nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin C cho cơ thể. Ngoài giúp tăng cường sức đề kháng thì còn giúp làm giảm tác dụng phụ của thuốc điều trị ung thư.
Một số nguồn vitamin C từ thực phẩm bao gồm:
Trái cây có múi: Bao gồm chanh, cam, bưởi, quýt… Đây là nguồn vitamin C rất dồi dào mà bạn nên bổ sung. Thường xuyên uống nước chanh hoặc cam tươi sẽ rất hữu ích cho quá trình điều trị ung thư cổ tử cung. Quả cherry: Loại trái cây này không chỉ dồi dào vitamin C mà còn chứa nhiều hoạt chất perillyl. Hoạt chất này có thể giúp phá vỡ các tế bào ung thư. Từ đó có khả năng làm cho bệnh ung thư cổ tử cung không di căn và lan rộng. Táo: Hàm lượng vitamin C dồi dào trong quả táo có khả năng hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Nếu được hỏi bị ung thư cổ tử cung nên ăn gì thì đây là một gợi ý tuyệt vời.
Rau lá xanh đậm là thực phẩm lành mạnh luôn được khuyến cáo nên bổ sung vào khẩu phần ăn. Đặc biệt với người mắc bệnh ung thư cổ tử cung thì đây là nhóm thực phẩm không nên bỏ qua.
Trong đó để chăm sóc tốt hơn cho sức khỏe của cổ tử cung thì người bệnh nên bổ sung các loại rau có chứa nhiều folate. Đặc biệt là một số loại rau sau đây:
Bông cải xanh: Hàm lượng folate trong bông cải xanh rất dồi dào. Vì thế mà nó được xem là một siêu thực phẩm hưu xích với người bị ung thư cổ tử cung. Ngoài ra, nhiều hợp chất khác trong bông cải xanh còn có tác dụng ngăn ngừa đột biến ADN, gây ra apoptosis trong tế bào ung thư. Rau Arugula: Đây là một loại rau họ cải rất tốt cho bệnh nhân ung thư. Hàm lượng glucosinolates trong loại rau này có thể biến thành isothiocyantates khi tiêu thụ. Isothiocyantates có khả năng ức chế sự tăng sinh của các tế bào ung thư. Rau mầm Brussels: Đây cũng là một nguồn cung cấp folate dồi dào. Ngoài ra, loại rau này còn chứa hợp chất indole-3-carbinol dồi dào. Chúng có thể giúp tăng cường thải độc và chống lại sự phát triển quá mức của estrogen.
Như đã đề cập, chế độ ăn của người bệnh ung thư cổ tử cung cần đảm bảo 1 lượng chất béo nhất định. Tuy nhiên cần lựa chọn chất béo có lợi, điển hình nhất là acid béo Omega-3. Thành phần này đặc biệt quan trọng, giúp kiểm soát mệt mỏi khi mắc bệnh ung thư.
Ngoài ra, thực phẩm giàu Omega-3 còn giúp cơ thể hấp thu tốt hơn nhiều thành phần dưỡng chất khác. Đặc biệt phải kể đến là vitamin E và các chất chống oxy hóa.
Nguồn Omega-3 dồi dào bao gồm:
Quả bơ Cá béo Dầu cá Các loại hạt Dầu thực vật
Muốn ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư, người bệnh nên bổ sung các thực phẩm giàu kẽm với selen. Các chuyên gia cho biết, các thành phần này còn có tác dụng làm giảm sự lây lan của khối u từ bên trong.
Một số thực phẩm giàu kẽm và selen nên dùng, bao gồm:
Rong biển Vừng Đậu phộng
Thực phẩm được chế biến từ đậu tương cụ thể là đậu phụ hay sữa đậu. Chúng có chứa một lượng lớn chất béo lành mạnh với khả năng chống oxy hóa vượt trội.
Thường xuyên tiêu thụ nhóm thực phẩm này đặc biệt hữu ích với quá trình kiểm soát bệnh ung thư cổ tử cung. Bởi chúng có tác dụng khống chế được sự tăng trưởng của khối u ác tính bên trong cổ tử cung.
Ngoài các thực phẩm lành mạnh nên bổ sung thì một số thực phẩm khác có thể khiến bệnh ung thư cổ tử cung chuyển biến nghiêm trọng. Chúng không chỉ cản trở việc điều trị mà thậm chí còn làm giảm tiên lượng sống.
Theo nhận định của các chuyên gia dinh dưỡng, bệnh nhân ung thư cổ tử cung nên kiêng các thực phẩm sau:
Thức ăn nhanh và thực phẩm đông lạnh được nhiều người ưa chuộng do chúng rất tiện lợi. Tuy nhiên chúng lại không mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đặc biệt với những người đang bị ung thư cổ tử cung thì đây là những loại đồ ăn cần kiêng kỵ. Hàm lượng hóa chất và các chất bảo quản trong các đồ ăn này rất cao. Đây là những thành phần có thể khiến cho các khối u ác tính ở cổ tử cung phát triển mạnh.
Thức ăn chế biến theo kiểu nướng hay hun khói thường ngon miệng và kích thích vị giác. Tuy nhiên, kiểu chế biến này có thể khiến cho các thành phần độc hại tích tụ. Từ đó làm ảnh hưởng đến quá trình kiểm soát các tế bào ung thư ở cổ tử cung.
Khi được đề cập đến vấn đề bị ung thư cổ tử cung nên kiêng ăn gì thì các chuyên gia thường khuyến cáo, thực ăn nhiều đường thuộc vào nhóm thực phẩm nên hạn chế. Bởi nhiều nghiên cứu chỉ ra, đường chính là một dưỡng chất “nuôi dưỡng” tế bào xấu trong cơ thể.
Ngoài ra, việc tiêu thụ thức ăn nhiều đường còn làm tăng lượng insulin trong cơ thể. Các chuyên gia cho biết, hàm lượng insulin dư thừa có liên quan tới sự phát triển của các tế bào bất thường ở cổ tử cung.
Khi chế biến các món ăn thường ngày, người bệnh nên giảm nêm nếm đường. Đồng thời cần hạn chế ăn bánh ngọt, bánh quy, không nên uống siro hay nước ngọt đóng chai…
Đồ ăn cay nóng và đồ chiên xào nhiều dầu mỡ cũng là các loại thức ăn mà người bệnh ung thư cổ tử cung nên xếp vào danh sách đen. Thức ăn cay nóng, chứa nhiều tiêu, tỏi, ớt ngoài ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa thì còn gây nóng trong người. Đặc biệt có thể khiến bệnh ung thư buồng trứng chuyển biến xấu đi.
Còn với thực phẩm chiên xào, chúng chứa một lượng natri nitrit lớn. Thành phần này có thể khiến các tế bào ung thư trong cơ thể phát triển nhanh chóng hơn. Từ đó làm cản trở quá trình kiểm soát bệnh ung thư cổ tử cung. Thay vì chế biến món ăn theo hình thức chiên xào thì người bệnh nên chọn cách luộc, hấp, nấu canh…
Các loại thực phẩm muối chua như dưa cải muối, cà muối, dưa chuột muối, kim chi… có thể kích thích vị giác rất tốt nhưng lại chứa nhiều thành phần độc tốc. Điều này không tốt cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung và các bệnh ung thư khác.
Ngoài ra, các thực phẩm muối chua còn chứa nhiều nấm men, hại khuẩn và virus. Tiêu thụ nhóm thực phẩm này sẽ tạo điều kiện cho các tác nhân gây hại xâm nhập vào cơ thể. Từ đó cản trở việc điều trị và khiến bệnh ung thư cổ tử cung chuyển biến nghiêm trọng hơn.
Các thức uống có cồn thường xuất hiện nhiều trong các bữa tiệc tùng, liên hoan. Đây là loại thức uống gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe. Đặc biệt với bệnh nhân ung thư cổ tử cung thì thức uống có cồn có thể là chất xúc tác khiến cho quá trình ung thư diễn ra nhanh. Vì vậy, người bệnh cần sớm loại bỏ thức uống này ra khỏi khẩu phần ăn uống.
Bài viết đã giải đáp rõ vấn đề bị ung thư cổ tử cung nên ăn gì và kiêng gì? Đây chính là cơ sở giúp xây dựng chế độ ăn uống phù hợp và khoa học. Từ đó hỗ trợ đắc lực cho quá trình kiểm soát và điều trị bệnh lý nguy hiểm này.