Hãy để lại số điện thoại để nhận tư vấn
Bệnh nhân Nguyễn Văn B., Nam, 50 tuổi đến khám khám tại phòng khám Tai Mũi Họng - Bệnh viện tỉnh Quảng Trị với lý do: ù tai kéo dài và có hạch vùng góc hàm trái. Bệnh nhân được nối soi và phát hiện khố u chiếm toàn bộ vòm mũi họng sần sùi tăng sinh mạch máu. Xét nghiệm giải phẫu bệnh chẩn đoán K vòm giai đoạn muộn. Như vậy, ung thư vòm phát hiện sớm rất khó vì có các triệu chứng vay mượn và khối u nằm sâu trong hốc mũi nên khám thông thương không phát hiện.
Ung thư vòm họng là bệnh lý ác tính, một trong 10 loại ung thư thường gặp nhất tại Việt Nam. Bệnh dễ mắc phải ở những người có lối sống không lành mạnh, tiền sử gia đình có người mắc ung thư vòm họng, nam giới ở tuổi 40 – 60. Nếu phát hiện sớm, bệnh có thể được điều trị khỏi bằng các can thiệp y tế như xạ trị, hóa trị.
1. Định nghĩa ung thư vòm mũi họng:
Ung thư vòm họng còn gọi là ung thư biểu mô vòm họng (NPC) là bệnh ung thư phát sinh từ các tế bào vòm họng (phần cao nhất của hầu họng, ngay phía sau mũi). Đây là bệnh ung thư chiếm tỷ lệ cao nhất và đáng nghi ngại nhất trong các loại ung thư vùng đầu mặt cổ và đứng thứ 4 trong nhóm 6 loại ung thư phổ biến nhất ở Việt Nam, chiếm tỷ lệ 10- 12%.Ung thư vòm họng là bệnh lý ác tính, gây tử vong cao nếu không điều trị kịp thời
2. Nguyên nhân gây nên ung thư vòm:
Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng cao có thể kể đến là:
3. Dấu hiệu ung thư vòm họng sớm nhất
Dấu hiệu ung thư vòm họng ở giai đoạn đầu thường không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý tai mũi họng. Bệnh nhân có thể bị đau đầu, ngạt mũi thoáng qua, đôi khi xuất hiện hạch nhỏ ở cổ nhưng không đau.
4. Chẩn đoán
Khám sức khỏe tổng quát để kiểm tra các dấu hiệu của bệnh và trao đổi về bệnh sử trước đây của người bệnh. Nội soi vòm mũi họng. Chụp X-quang, CT, MRI, chụp cắt lớp phát xạ positron (PET). Sinh thiết: Bác sĩ lấy mẫu mô nhỏ khi nội soi mũi và xem các tế bào hoặc mô dưới kính hiển vi nhằm phát hiện các dấu hiệu ung thư vòm họng. Siêu âm vùng cổ đề phát hiện di căn hạch, gan, lách, di căn xa
5. Điều trị
Tùy vào giai đoạn ung thư, loại ung thư vòm họng, kích thước khối u, tuổi tác và sức khỏe người bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
- Xạ trị: Sử dụng các chùm tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. - Hóa trị: Dùng thuốc viên hoặc thuốc truyền tĩnh mạch để tiêu diệt tế bào ung thư. Người bệnh có thể sử dụng hóa trị để điều trị ung thư vòm họng cùng lúc, sau hoặc trước khi xạ trị. - Phẫu thuật: Thường dùng để loại bỏ ung thư hạch bạch huyết ở cổ họng, không tiến hành phẫu thuật để điều trị ung thư vòm họng. Ngoài các phương pháp điều trị ung thư vòm họng như trên, hiện nay các phương pháp điều trị mới như công nghệ gen, miễn dịch học…cũng cho thấy hiệu quả điều trị tích cực.